Chú thích Lê Hoằng Mưu

  1. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học (tr.823) và một số nguồn khác. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 346) ghi tên ông là Lê Hoàng Mưu.
  2. Đề hình nắm giữ việc xử án.
  3. Theo Nguyễn Huệ Chi thì Lê Hoằng Mưu đã "học hết bậc trung học" (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 823). Tuy nhiên website tỉnh Bến Tre lại cho rằng "khi bước vào đời, ông chưa hết bậc trung học Pháp-Việt lúc bấy giờ"
  4. Nguyễn Huệ Chi, sách đã dẫn, tr. 8232.
  5. Một vài thông tin về truyện Hà Hương phong nguyệt: Nghĩa Hữu là một thanh niên con nhà giàu có ăn chơi lêu lỏng. Nghĩa Hữu cưới Hà Hương, một cô gái con nhà giàu, có nhan sắc nhưng tính nết xấu xa, vì thế chẳng bao lâu hai người đường ai nấy đi. Nghĩa Hữu lấy vợ sau là Nguyệt Ba, một cô gái nhà nghèo nhưng đẹp người đẹp nết. Hà Hương sau một thời gian ăn chơi chán chê lại dụ dổ Nghĩa Hữu trở lại với mình. Do ngòi bút có phần táo bạo khi miêu tả những cảnh ăn chơi trác táng, ông đã bị kết án là xúc phạm thuần phong mỹ tục. Bị một số tờ báo lúc bấy giờ công kích dữ dội (trong số ấy có Nguyễn Háo Vĩnh ở báo Nam Kỳ kinh tế), và đã có những cuộc bút chiến xảy ra quanh tác phẩm này (đáng kể là cuộc bút chiến giữa tác giả và Nam Kiều tức Trần Huy Liệu [theo Nguyễn Huệ Chi, sách đã dẫn, tr. 824]). Cuối cùng chính quyền thuộc địa đã ra lệnh tịch thu và tiêu huỷ tác phẩm.
  6. Theo Võ Văn Nhơn, ông còn có quyển Đỗ Triệu kỳ duyên (1928) và quyển thơ Hoạn Thơ bắt Thúy Kiều (1928). Tuy nhiên, các nguồn khác không thấy ghi.
  7. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 347.
  8. Nguyễn Huệ Chi, sách đã dẫn, tr. 824-825.